Những điều khiến bạn bị loại khi đi phỏng vấn xin việc

Nhưng nếu nó trả lời quá dài, bạn được xem là tự mãn và dễ gây cảm giác nhàm chán, thậm chí những điều cần nhấn sẽ bị trôi đi nhanh chóng.

Dưới đây là những điều bạn nên tránh trong buổi phỏng vấn xin việc

1. Dùng những câu nói quá chung chung

Bạn nên ngừng sử dụng những câu kiểu như:” Tôi là người rất giỏi giải quyết vấn đề” hay “Tôi rất giỏi trong làm việc nhóm”. Nhà tuyển dụng sẽ không mấy ấn tượng và điểm mạnh của bạn dễ bị bỏ qua, bị lãng quên Khi nhà tuyển dụng đánh giá một ứng viên, họ thường nhớ lại những ví dụ và câu chuyện mà ứng viên đã sử dụng để chứng minh điểm mạnh của mình. Từ đó, họ kết luận về những ưu điểm mà các ứng viên đang có. Bởi vậy, thay vì nói những câu mang tính chất chung chung, bạn nên chỉ rõ thế mạnh, điểm yếu của mình với dẫn chứng cụ thể.

2. Khẳng định: “Tôi không có điểm yếu”

Câu hỏi về điểm yếu không nhằm hạ bệ, soi xét bạn mà là một phép thử để xác định tính cách và sự trung thực của bạn. Việc bạn nói mình không có điểm yếu còn ngụ ý rằng bạn đã dừng phát triển, không thể học thêm bất kỳ điều gì mới và không thể huấn luyện được. Bạn nên nêu rõ một điểm yếu và mô tả cách bạn đã học được những gì từ nó cũng như cách khắc phục.

3. Đưa ra câu trả lời quá ngắn hoặc quá dài

Trong một cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng không chỉ đánh giá nội dung câu trả lời mà còn đánh giá cách bạn trình bày chúng. Tốt nhất chỉ nên nói trong khoảng 1 đến 2 phút. Nếu câu trả lời của bạn quá ngắn, bạn có thể bị coi là thiếu khả năng, tầm nhìn hoặc sự quan tâm tới công việc. Nhưng nếu nó trả lời quá dài, bạn được xem là tự mãn và dễ gây cảm giác nhàm chán, thậm chí những điều cần nhấn sẽ bị trôi đi nhanh chóng.

4. Chăm chăm nhìn vào hồ sơ

Đây là một dấu hiệu cho thấy bạn đang quá căng thẳng, đang nói dối hoặc chưa có sự chuẩn bị khi đối diện với người phỏng vấn. Nhà tuyển dụng muốn biết rõ quá trình làm việc của bạn trước đây bao gồm công ty cũ, thời gian làm việc, chức danh công việc, trách nhiệm và những thành tựu đạt được… Bạn nên ghi nhớ điều đó trước khi phỏng vấn và tự tin trả lời, thay vì nhìn vào hồ sơ để trả lời khi nhà tuyển dụng hỏi đến.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *