Nhu cầu nguồn nhân lực với ngành quản lý khách sạn

Đảm bảo việc thực hiện và tuân thủ các quy định về khách sạn do Nhà nước đặt ra.

Cùng với sự lớn mạnh của ngành du lịch Việt Nam, hoạt động kinh doanh khách sạn có những bước phát triển mới, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều bạn trẻ và góp phần hiệu quả cho việc quảng bá hình ảnh đất nước. Theo xu hướng đó, nghề quản lý khách sạn đang trở thành một nghề nóng. Người quản lý khách sạn là người lập kế hoạch kinh doanh, giám sát và điều hành việc hoạt động của khách sạn.
Thị trường du lịch và khách sạn tại Việt Nam được đánh giá là tiềm năng khi luôn nằm trong nhóm dẫn đầu những địa điểm du lịch trên thế giới. Hiện có rất nhiều tập đoàn đầu tư và quản lý quốc tế quan tâm đến thị trường khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng 5 sao ở Việt Nam, trong đó có thể kể đến như Accor, Hilton, tập đoàn Starwood hay InterContinental Hotels Group (IHG).

Học ngành Quản lý khách sạn ở đâu tốt? Nhu cầu nhân sự?
Tại Việt Nam, chỉ cần nhìn vào đà tăng trưởng lượng du khách trong nước và quốc tế để thấy nguồn nhân lực nắm giữ vị trí quản lý trong các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng ngày càng được quan tâm đặc biệt. Tính đến nay, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành là mã ngành được khá nhiều cơ sở đào tạo triển khai. Tuy nhiên, quản trị khách sạn là mã ngành khá mới mẻ. Nhu cầu nguồn nhân lực lớn, trong khi việc đào tạo Quản trị khách sạn tại Việt Nam còn nhiều hạn chế về số lượng và cả chất lượng.
Học quản lý khách sạn ra trường sẽ làm gì?
Lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các bộ phận nhân sự như lễ tân, phục vụ, nhà bếp, kế toán v.v…
Phân công công việc, nhiệm vụ, phối hợp các nguồn lực, khởi xướng các kế hoạch kinh doanh và chiến lược phát triển thị trường.
Thực hiện các chương trình phát triển nhân sự.
Kiểm soát ngân sách và các chi phát hoạt động khác.
Đảm bảo việc thực hiện và tuân thủ các quy định về khách sạn do Nhà nước đặt ra.
Chỉ đạo việc quảng bá hình ảnh của khách sạn thông qua các hoạt động quảng cáo, PR…
* Trong những khách sạn lớn, người quản lý khách sạn có thể chuyên sâu vào từng mảng công việc cụ thể trong khách sạn.
Cơ hội nghề nghiệp khi học ngành quản lý khách sạn
Với nhu cầu ngày càng cao của ngành Du lịch Việt Nam, kết hợp cùng xu hướng hội nhập quốc tế mạnh mẽ, Quản trị khách sạn được dự đoán là ngành học rất cần nhân lực chất lượng cao trong thời gian tới. Người quản lý khách sạn làm việc không theo thời gian hành chính với áp lực công việc cao. Họ luôn tiếp xúc với nhiều người, giải quyết các vấn đề với khách hàng khó tính và sẵn sàng bị gọi nếu có việc gì quan trọng xảy ra. Với sự phát triển của loại hình khách sạn, khu nghỉ dưỡng, resort v.v… tại Việt Nam, đây là nghề có tiềm năng phát triển lớn. Sinh viên sau tốt nghiệp chương trình cử nhân Quản trị khách sạn có thể tự tin đảm nhận nhiều vị trí tại các cơ sở kinh doanh và quản trị khách sạn như:
Đảm nhận công việc trong các bộ phận của một khách sạn – nhà hàng từ 3-5 sao như: Tiền sảnh – lễ tân, bộ phận Phòng, Ẩm thực, Bếp, Hội nghị yến tiệc, Nhân sự, Tài chính – kế toán, Kinh doanh – tiếp thị.
Công tác tại các vị trí quản lý dịch vụ tại khách sạn như: bộ phận Tiền sảnh (Front Office), quản lý bộ phận Nhà hàng (Food & Beverage) và quản lý bộ phận Phòng (Housekeeping) trong các khách sạn và nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Trở thành cán bộ điều hành, tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước.
Công tác tại các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí với các vị trí quản lý, hành chính, nhân lực, tài chính, marketing,…
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết
Kỹ năng tổ chức công việc và đàm phán tốt.
Kỹ năng thuyết trình, giải thích vấn đề thấu đáo, rành mạch
Có tính cách hướng ngoại
Khả năng giao tiếp tốt
Chịu được sức ép của công việc

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *